Cỏ lá tre – Đặc điểm cách trồng và hướng dẫn chăm sóc

co la tre dac diem cach trong va huong dan cham soc 1
Cỏ lá tre là một loại cỏ trồng sân vườn có đặc tính dễ trồng, dễ chăm sóc và đã quá phổ biến với những người đam mê làm vườn. Vậy công dụng của cỏ lá tre là gì, đặc điểm của cỏ lá tre, cách trồng và cách chăm sóc như thế nào. Hãy cùng Greenworks khám phá qua bài viết bên dưới nhé.

Giới thiệu chung về cỏ lá tre – Công dụng của cỏ lá tre

Cỏ lá tre hay còn gọi là cỏ lá gừng. Tên quốc tế là Lophatherum gracile Brongn, thuộc họ lúa – Poaceae. Thân thảo, sống lâu năm, được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên nước ta.
Cỏ lá tre được trồng trong các khuôn viên rộng lớn như sân vườn, công viên, các công trình công cộng nhằm tạo ra không gian xanh, cho bạn cảm giác mát mẻ khi ngồi lên và thanh lọc không khí. Ngoài ra, cỏ lá tre cũng thích hợp để làm nền cho nhà kính, vườn thượng uyển và trang trí xung quanh hồ nước, đồi cỏ,…

Ưu điểm của cỏ lá tre là khả năng bám chắc vào đất, một lựa chọn lý tưởng để trồng bảo vệ taluy đất, ngăn chặn sạt lở và chống thoát nước.

co la tre dac diem cach trong va huong dan cham soc 1
Cỏ lá tre được trồng rộng rãi trong các khuôn viên rộng lớn như sân vườn, công viên,…

Đặc điểm của cỏ lá tre

Đặc điểm hình thái

Cỏ lá tre có lá to và dài hơn so với nhiều loại cỏ khác. Lá hình bầu dục thuôn dài, màu xanh bóng và bề mặt lá nhẵn. Viền lá được bao bọc bởi các sợi lông nhỏ màu trắng.
Cành nhánh của cỏ lá tre bò sát mặt đất và có kết cấu mềm mại. Cuống và cành kéo dài xuống gốc với màu sắc đỏ nâu đặc trưng. Hoa của cỏ lá tre có màu vàng nhạt, dài 3 – 4 cm, mỗi hoa chứa khoảng 20 – 40 hạt.
Hạt của cỏ lá tre có hình dạng tương tự hạt lúa nhưng nhỏ hơn, đây chính là lý do mà cỏ lá tre sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ, giữ cho mặt đất luôn được phủ đầy màu xanh.

Đặc điểm sinh học

Cỏ lá tre thích hợp sống ở những nơi có ánh sáng mạnh, chịu hạn tốt và có khả năng phục hồi lại rất nhanh khi bị thiếu nước. Chỉ cần tưới bổ sung cho cỏ từ 1 – 2 lần với lượng nước vừa đủ, cỏ sẽ phục hồi trở lại sau 2 – 3 ngày. Nếu bị thiếu nước quá lâu, lá cỏ bị khô và cháy, bạn nên cắt bỏ các lá cháy sau đó tưới nước liên tục để cỏ phục hồi, nhưng sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Nếu cỏ lá tre không được nhận đủ ánh sáng, các cành nhánh không bò ngang theo mặt đất mà sẽ mọc thẳng đứng, làm cho cỏ không được đều và đẹp.

Cỏ lá tre sống ở nơi có bóng râm không tốt bằng cỏ lá gừng thái lan. Tuy nhiên, cỏ lá tre bền và dễ chăm sóc hơn.

co la tre dac diem cach trong va huong dan cham soc 2
Cỏ lá tre thích ở những nơi có ánh sáng mạnh và chịu hạn tốt

Cách trồng cỏ lá tre

Trồng cỏ lá tre bằng phương pháp trồng cấy

Bước 1: Xử lý cỏ dại
  • Phun thuốc lưu dẫn, thuốc cháy để tiêu diệt cỏ dại.
  • Phun thuốc ít nhất hai lần, mỗi lần cách nhau 5 – 7 ngày để đảm bảo cỏ dại chết hẳn.
Bước 2: Làm mặt bằng trồng cỏ
  • Sử dụng xe cuốc, xe ủi hoặc cuốc, xẻng để làm mặt bằng đúng kỹ thuật và cao độ để không bị đọng nước.
  • Nếu có đủ thời gian, để mặt bằng hoàn thiện trong khoảng 7 – 10 ngày và các hạt cỏ dại còn sót lại nảy mầm. Lúc này, bạn phun thuốc diệt cỏ lần nữa để triệt chúng.
Bước 3: Làm đất
Đất trồng cỏ phải tơi xốp, không chứa cỏ dại, độ dày khoảng 10 cm.
Bước 4: Trồng cỏ
  • Rải một lớp tro trấu và xơ dừa lên đất.
  • Xé cỏ ra thành từng khóm nhỏ với đường kính 7 – 10 cm.
  • Đào hố trồng cỏ, khoảng cách giữa các khóm từ 20 – 25 cm.
  • Sau khi trồng xong, rải tiếp một lớp xơ dừa lên bề mặt cỏ mới trồng và tưới đẫm nước. Trong 7 ngày đầu tiên, tưới nước liên tục với lượng vừa đủ để duy trì độ ẩm đất sau đó giảm dần lượng nước.
  • Sau 7 – 10 ngày trồng, tiếp tục nhổ bỏ cỏ dại.
  • Sau khoảng 10 – 15 ngày sau khi trồng, bón phân NPK cho cỏ xanh.
  • Sau khoảng 25 – 30 ngày, cắt tỉa cỏ lần đầu tiên và sau đó bón phân NPK cho cỏ lần thứ hai và tưới nước.
co la tre dac diem cach trong va huong dan cham soc 3
Trồng cỏ lá tre bằng phương pháp trồng cấy

Trồng cỏ lá tre bằng phương pháp trồng rải

Trồng cỏ lá tre bằng phương pháp trồng rải rất đơn giản và hiệu quả. Các bước xử lý cỏ dại, làm mặt bằng trồng cỏ, làm đất thực hiện tương tự như phương pháp trồng cấy, chỉ khác ở bước trồng cỏ.
Bước 4: Trồng cỏ bằng phương pháp trồng rải
  • Trước tiên, rải một lớp tro trấu và xơ dừa lên mặt đất.
  • Xé cỏ thành từng mảng có đường kính từ 10 – 15cm và rải đều trên đất. Khoảng cách giữa các khóm cỏ từ 5 – 10cm sao cho các đầu lá gần chạm vào nhau.
  • Rải cỏ xong, tiếp tục rải một lớp xơ dừa phủ lên bề mặt cỏ giúp cỏ hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và giữ ẩm đất.
  • Tưới đủ nước lên cỏ mới trồng. Dùng đầm gỗ đầm cho rễ cỏ bám chặt vào đất.
  • Tiếp tục tưới nước để duy trì độ ẩm cho cỏ trong vòng 7 – 10 ngày đầu tiên sau khi trồng và sau đó giảm dần lượng nước tưới.
  • Sau 7 – 10 ngày trồng, tiếp tục nhổ bỏ cỏ dại.
  • Sau khoảng 10 – 15 ngày sau khi trồng, bón phân NPK cho cỏ xanh.
  • Sau khoảng 25 – 30 ngày, cắt tỉa cỏ lần đầu tiên và sau đó bón phân NPK cho cỏ lần thứ hai và tưới nước.

Hướng dẫn chăm sóc cỏ lá tre

Để duy trì một thảm cỏ lá tre xanh mướt và đều đẹp, bạn cần chăm sóc thảm cỏ đúng cách và thường xuyên
  • Tưới nước vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối, không nên tưới vào giữa trưa. Tưới đều vừa đủ không nên tưới ngập, rễ cỏ dễ bị úng.
  • Thỉnh thoảng cắt tỉa cỏ lá tre máy cắt cỏ hoặc kéo để thảm cỏ đều và xanh đẹp. Cắt chừa lại khoảng 2 – 3 cm chiều dài cỏ, không cắt quá sát.
  • Sử dụng phân hữu cơ hoặc NPK để bón định kỳ
  • Hạn chế chạy xe hoặc dậm mạnh lên cỏ
co la tre dac diem cach trong va huong dan cham soc 4 1
Cắt tỉa cỏ định kỳ để thảm cỏ được đều và đẹp