Các loại sâu bệnh trên thảm cỏ sân vườn thường gặp

cac loai sau benh tren tham co san vuon thuong gap 1
Trong kiến trúc cây xanh cảnh quan đô thị, thảm cỏ đã trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi. Có nhiều loại cỏ được lựa chọn để trồng thành thảm cỏ như: cỏ nhung nhật, cỏ lá gừng, cỏ tóc tiên, cỏ lạc, sài đất và nhiều loại khác.
Để duy trì và chăm sóc thảm cỏ, quy trình kỹ thuật là điều cần thiết, đặc biệt là việc kiểm soát sâu bệnh và các loài động vật gây hại. Nguyên nhân gây nhiễm sâu bệnh cho thảm cỏ có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố, chẳng hạn như duy trì độ ẩm không thích hợp, điều kiện thời tiết, hoặc vệ sinh bãi cỏ không đạt yêu cầu.

10 loại sâu bệnh trên thảm cỏ sân vườn và biện pháp phòng trừ hiệu quả

Để bảo vệ thảm cỏ, có một số biện pháp như giữ sạch sẽ cho khu vực thảm cỏ, đảm bảo việc vệ sinh thường xuyên, điều chỉnh chế độ cắt cỏ một cách hợp lý, không cắt quá thấp hoặc quá cao để đảm bảo sự phát triển mạnh mẽ của cây và tránh yếu thân lá, dễ bị tấn công bởi sâu bệnh. Bạn cũng nên lưu ý hạn chế việc sử dụng nhiều phân đạm, để tránh việc cây phát triển quá nhanh và yếu đuối.
Những biện pháp cần thiết này sẽ giúp giữ cho thảm cỏ của bạn luôn trong tình trạng tốt nhất và bền vững trong thời gian dài.
Sau đây là một số loại sâu bệnh trên thảm cỏ sân vườn và cách phòng trừ:

Bệnh gỉ sắt

Bệnh gỉ sắt lây lan rất nhanh làm cháy vàng cả một khoảng cỏ, khi cỏ mắc bệnh này bạn quan sát lá cỏ sẽ xuất hiện các nốt mụn màu cam như gỉ sắt. Bệnh thường khó trị dứt điểm bởi thuốc Bảo vệ thực vật, cách tốt nhất là tiến hành cắt bỏ lá cỏ nhiễm bệnh, dọn sạch sẽ để tránh bệnh lây lan, phun thuốc phòng trừ nấm bệnh sau khi cắt. Các thảm cỏ bổ sung thừa đạm sẽ dễ mắc bệnh gỉ sắt này.

cac loai sau benh tren tham co san vuon thuong gap 1
Cỏ bệnh gỉ sắt

Bệnh lá đỏ

Bệnh đỏ lá thường xảy ra cùng với tình trạng thiếu nitơ, bạn hãy bón phân đạm SA (ammonium sulfate) ngay khi phát hiện có những triệu chứng lác đác trên bãi cỏ. Bệnh đỏ lá khiến cho cỏ bị nhuốm đỏ thành từng mảng, sau đó chuyển sang màu nâu, rồi chết. Loại bệnh này phát triển mạnh nhất vào những mùa hè ẩm ướt và mùa thu, bạn cần thường xuyên thông khí và xới cỏ.

Bệnh mốc trắng

Loại bệnh mốc trắng làm cỏ chuyển màu vàng hoặc hơi nâu, lác đác có một lớp phủ trắng ở phía trên hoặc đôi khi có mốc màu hồng trông giống như những cái mạng nhện, bệnh xuất hiện vào mùa thu hoặc mùa lạnh. Các đám cỏ bị bệnh có thể lan nhanh và phá hại cả thảm cỏ. Bạn nên xới cỏ để hạn chế gây bệnh và lưu ý hạn chế bón nhiều nitơ vào mùa thu.
cac loai sau benh tren tham co san vuon thuong gap 2
Cỏ bệnh mốc trắng

Kiến

Trên thảm cỏ xanh xuất hiện các ụ kiến đào làm mất thẩm mỹ bãi cỏ, bạn hãy sử dụng thuốc trừ sâu sinh học để phun. Các loại bột và thuốc phun kiến thường dùng cho các tòa nhà chứ không có tác dụng ở ngoài trời, nhất là những nơi mà tổ kiến ăn sâu vào đất.

Nấm tiên hoàn

Nấm xuất hiện trên bãi cỏ như những cái ô nhỏ màu trắng nâu, có thể sử dụng hóa chất xử lý, nếu bạn không muốn sử dụng hóa chất thì cần đào những diện tích cỏ bị nấm tấn công xuống độ sâu khoảng 30 cm và thay thế nó bằng loại đất tốt trước khi trồng lại cỏ mới hoặc lấp những mảng cỏ vào đó.
cac loai sau benh tren tham co san vuon thuong gap 3
Nấm mọc trên cỏ

Chuột

Những con chuột chũi đào hang dưới lòng đất để tìm kiếm giun và sâu để ăn, tạo thành những ổ chuột đùn trên bề mặt bãi cỏ. Điều này khiến cho việc cắt, xén cỏ gặp khó khăn, tạo khoảng đất trống cho cỏ dại mọc lên và làm cho bãi cỏ mất thẩm mỹ. Bạn có thể đặt những cái bẫy chuột vào các hang để xử lý chúng.

Giun

Những đống đất do giun đùn lên trên mặt bãi cỏ trông thật dơ, khi khô đi những đống đất này sẽ làm chết cỏ ở dưới. Kiểm soát việc tưới tiêu, không tưới quá nhiều nước lên bãi cỏ vì các con giun rất thích điều kiện ẩm ướt.

Ấu trùng của các loại côn trùng

Ấu trùng làm cho các đám cỏ bị vàng úa hoặc nâu vì chúng ăn rễ cỏ. Chim có thể xà xuống rỉa cỏ để đào sâu tìm những con sâu này ăn làm hư hại thảm cỏ. Xử lý bằng cách phủ một lớp bao ni-long lên bãi cỏ để thu hút các con sâu này nổi lên bề mặt và sau đó để những chú chim ăn chúng.
cac loai sau benh tren tham co san vuon thuong gap 4
Ấu trùng của các loại côn trùng phá hoại cỏ

Sâu tơ

Sâu tơ có màu xanh nhạt, sâu non mới nở đục lỗ ăn phần biểu bì dưới và thịt lá. Sau đó, sâu ăn thủng lá thành nhiều lỗ và chỉ còn lại gân lá. Sâu tơ là một trong hai loại sâu thường xuyên gây hại cho cỏ sân vườn nhất, thường tập trung nhiều ở mặt dưới lá.

Sâu keo

Sâu keo có cơ thể màu nâu, với các đường chạy dọc thân màu trắng. Trên mặt lưng có nhiều điểm nhô cao sẫm màu và thường kèm theo lông cứng. Đầu sâu có màu nâu đỏ có đốm trắng, hoặc màu nâu vàng.
Sâu keo là loại sâu gây hại nguy hiểm nhất với thảm cỏ sân vườn, tốc độ phá hại nhanh nhất chỉ khoảng 4-5 ngày là có thể làm biến đổi hoàn toàn một diện tích sân vườn rộng

Các giai đoạn sâu hại cỏ và cách nhận biết

Có thể thấy sâu gây hại trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cỏ. Và trên tất cả các loại cỏ như: Cỏ Paspalum, cỏ Nhung Nhật, cỏ lá Gừng thái, cỏ Đậu…
Giai đoạn đầu khi ấu trùng mới nở
Sâu non ăn những lá non trước và làm cho lá bị rách, thủng lỗ.
Bạn hãy kiểm tra các lá của cỏ, đặc biệt là các lá non. Với cỏ lá Gừng có bản lá rộng hơn, bạn sẽ thấy các đầu lá và xung quanh phiến lá bị rách, khuyết hình răng cưa. Với cỏ Nhung Nhật Bản và cỏ Golf có bản lá kim nhỏ, bạn sẽ thấy các đầu lá non bị mất là do bị sâu ăn, và cả những đám màu vàng hoặc tối màu.
Sau 2 – 3 ngày bị sâu tấn công thảm cỏ của bạn sẽ biến đổi thấy rõ. Sang ngày thứ 3 bạn sẽ thấy thảm cỏ xơ xác nhiều nhìn thiếu sức sống, hoặc xuất hiện những đám cỏ như bị chết khô.
Ngày thứ 4-5 thảm cỏ bị vàng úa hoặc chuyển sang màu nâu đen từng vạt từng khoảnh lớn. Có những đám gần như trơ trụi lá.
Khi sâu phát triển mạnh thảm cỏ xơ xác gần như trơ trụi lá, từ màu xanh chuyển sang màu vàng hoặc màu nâu từng vạt. Thậm chí nếu không phát hiện kịp thời sâu sẽ ăn hết toàn bộ lá chỉ còn lại các cọng thân hoặc gốc cỏ. Lúc này thảm cỏ chuyển hẳn sang màu đen như chết hẳn, nhưng thực ra màu đen là do phân của sâu thải ra và các lá cỏ bị cắn rơi xuống phân hủy.
Sâu lớn rất nhanh và gây hại cũng rất nhanh. Từ khi phát hiện đến ngày thứ 4-5 là chúng có thể làm biến đổi hoàn toàn từ một thảm cỏ đang xanh tốt trở thành một thảm cỏ tiêu điều, trơ trụi lá.
Bạn hãy kiểm tra kỹ dưới gốc cỏ sẽ thấy các sâu nhỏ như que tăm đang lẩn trốn phía dưới. Nếu bạn kiểm tra vào buổi chiều tối hoặc ban đêm sẽ thấy sâu bò lên trên mặt cỏ.
Khi mật độ sâu nhiều bạn có thể sẽ thấy những con sâu bò lên trên bó vỉa lối đi hoặc bò dưới mặt đất, do đó, kiểm tra phát hiện sâu hại sớm là cực kỳ cần thiết.
cac loai sau benh tren tham co san vuon thuong gap 5
Sâu hại thảm cỏ từ màu xanh chuyến sang vàng

Biện pháp xử lý sâu hại cỏ

Phương pháp tốt nhất là thường xuyên kiểm tra sâu bệnh cho cỏ, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại cho cỏ định kỳ.

Sử dụng thuốc trừ sâu cỏ

Sâu cỏ gây hại rất nhanh nhưng cũng dễ xử lý nếu ta phát hiện và phòng trừ kịp thời. Khi phát hiện sâu cỏ cần tiến hành phun thuốc trừ sâu ngay không chần chừ. Bạn có thể mua bất kỳ loại thuốc trừ sâu tơ, sâu keo, sâu lông, hoặc thuốc trừ sâu thông thường nào đều có thể dùng được.
Một số hoạt chất được sử dụng để trừ sâu cỏ như: Hoạt chất Bacillus thuringiensis, Spinetoram, Indoxacarb, Lufenuron.

Cách phun thuốc trừ sâu cỏ

Do đặc tính của sâu cỏ hoạt động về đêm, ban đêm sâu bò lên trên để ăn lá cỏ. Còn ban ngày sâu ẩn nấp dưới gốc, rễ, trong các kẽ hở của đất. Do đó khi phun thuốc phải phun vào lúc chiều tối hoặc vào ban đêm là hiệu quả nhất. Thời gian phun hiệu quả nhất khoảng từ 18h chiều – 6h sáng hôm sau. Phun ướt đẫm mặt lá, tránh phun ngày có mưa, phun liên tục ít nhất 3 lần như vậy, mỗi lần cách nhau từ 3-5 ngày.
Sau khi xử lý xong sâu hại cần tăng cường chăm sóc, bón phân để thảm cỏ phục hồi. Bạn nên nhớ kiểm tra thảm cỏ thường xuyên phòng sâu hại có thể quay trở lại.
cac loai sau benh tren tham co san vuon thuong gap 6
Nên phun thuốc trừ sâu vào buổi chiều tối

Phòng ngừa sâu hại với các thảm cỏ sân vườn mới trồng

Đối với các thảm cỏ sân vườn mới trồng khả năng bị sâu tấn công là rất dễ xảy ra. Do đó, với các thảm cỏ mới trồng nên phòng trừ sâu cỏ ngay sau khi trồng 5- 7 ngày. Sau đó phun định kỳ hàng tháng theo quy trình chăm sóc như bình thường.

Xử lý úng và nước tưới cho thảm cỏ sân vườn

Mùa mưa là điều kiện thích hợp cho nhiều loài sâu bệnh sinh sôi, phát triển gây hại cho thảm cỏ sân vườn và toàn bộ cây trồng, hoa màu. Đây cũng là thời điểm bạn kiểm tra sân vườn thường xuyên, để phát hiện sâu bệnh hại, phòng trừ kịp thời.
Xử lý úng
Nếu cỏ sân vườn nhà bạn bị úng mỗi khi mưa lớn nên bố trí một số rãnh thoát nước không để thảm cỏ bị ngập úng, nhất là sau các trận mưa to. Để tăng tính thẩm mỹ cho sân vườn, bạn có thể bố trí các đường ống thoát nước bằng ống nhựa PVC âm phía dưới thảm cỏ, bố trí các phễu thu nước hợp lý.
Với các sân vườn rộng hơn bạn có thể bố trí mương thoát nước xung quanh vườn, đồng thời thu nước ở các vị trí bên trong như cách ở trên. Một phương án chống ngập úng hiệu quả khác là bạn có thể dùng máy bơm để bơm nước từ trong sân vườn nhà mình ra ngoài.
cac loai sau benh tren tham co san vuon thuong gap 7
Tạo đường thoát nước để cỏ không bị úng
Nước tưới:
Với các thảm cỏ sân vườn có hệ thống tưới tự động, bạn nên giảm lượng nước tưới bằng cách giảm số lần tưới trong một ngày hoặc giảm thời gian của một lần tưới. Những ngày mưa nhiều liên tục bạn nên tắt hẳn hệ thống tưới tự động và chỉ bật lên khi cần.
Bạn nên lưu ý giảm lượng nước tưới vào mùa mưa để tránh dư nước, thối rễ thảm cỏ và cây trồng.
Trên đây là tổng hợp những thông tin hữu ích về Các loại sâu bệnh trên thảm cỏ sân vườn thường gặp cũng như biện pháp xử lý và phòng ngừa. Chúng tôi hi vọng qua thông tin trên bạn sẽ có thêm kiến thức để làm vườn thật hiệu quả. Chúc bạn thành công.